Thứ Ba, ngày 16/06/2020 13:30 PM (GMT+7)
Anh Q.T (47 tuổi, Mê Linh, Hà Nội, bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 243) đã hồi tưởng lại những ngày mang trong mình virus SARS-CoV-2 và những khó khăn đang phải đối mặt khi bị cộng đồng kỳ thị dù đã khỏi bệnh.
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 14:04 16/06/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & WorldometersThế giới Việt Nam Mỹ Nga Bra-xin
Ca nhiễm bệnh
Ca tử vong
Ca khỏi bệnh
STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh
“Tôi sợ mình là tội đồ”
Chia sẻ với PV về sức khỏe của mình, anh T. cho biết, từ ngày khỏi bệnh, anh ăn uống ngon miệng nhưng chưa dám ra khỏi nhà. Hiện anh vẫn nghỉ ở nhà, chưa dám đi chợ bán hoa vì người dân vẫn kỳ thị.
Nhớ lại những ngày mới phát hiện bệnh, anh T. cho biết, lúc đó anh hốt hoảng, như sét đánh ngang tai, nghĩ mình không còn khả năng sống vì bệnh chưa có thuốc điều trị. Thật không may, anh T. lây bệnh cho người cùng làng.
“Lúc đó tôi cảm thấy áy náy vô cùng, tôi sợ mình là tội đồ. Tôi cũng không biết nói sao. Tôi xin lỗi bà con. Bản thân không bao giờ tôi nghĩ có một ngày lại mắc bệnh COVID-19, tôi nghĩ nó ở đâu xa lắm, nó là con vi khuẩn ở trên trời kia chứ không đến làng xã mình”, anh T. ngậm ngùi.
Ngày 21/3, anh thấy có hơi đau mỏi người, ngây ngấy sốt nhưng anh chỉ nghĩ ốm bình thường nên đi mua vỉ thuốc uống thì thấy khỏi. Hàng xóm, chị dâu anh cũng ốm nhàng nhàng như thế.
“Đen phải chịu thôi. Tôi cũng không ngờ mình lại là người mắc bệnh và khiến nhiều bà con hàng xóm lây bệnh bởi vì tôi không thấy có biểu hiện gì nghiêm trọng”, anh T. chia sẻ.
Khu vực phát hiện bệnh nhân Covid-19 số 243 được phong toả để lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: NLĐ).
Anh T. cho biết, vợ anh bị lupus ban đỏ hệ thống, suy thận khoảng 12 năm nay, cần theo dõi cả đời. Vì thế, hàng tháng anh đều chở vợ đến Bệnh viện Bạch Mai khám, lấy thuốc 1 lần.
Ngày 12/3, anh đưa vợ đi khám, lấy máu xét nghiệm, siêu âm và mua thuốc. Sau đó vì dịch bệnh nên anh cũng không đi chợ bán hoa nhiều, mà chủ yếu ở nhà, ra đồng, ra ruộng rau, qua nhà mẹ đẻ, nhà anh trai và em trai chơi.
Ngày 23/3, anh có đi chợ một buổi, đứng bán hoa ở bên đường chợ hoa Quảng Bá, có đeo khẩu trang, mặc áo mưa. Sau đó nghỉ mấy hôm, anh đi chợ thêm 2 ngày nữa.
Ngày 30/3, sau khi nghe được thông tin những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 cần phải khai báo y tế, anh đã gọi điện trạm y tế xã.
Do thời điểm khai báo đã qua 14 ngày nên anh được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà và dặn nếu có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, rát họng, khó thở thì báo. Ngày 3/4 anh được lấy mẫu xét nghiệm để rà soát dù chưa có biểu hiện bệnh gì.
Ngày 4/4, anh đưa cháu đến Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên và sau đó anh đưa cháu đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Bất ngờ đến ngày 6/4 anh được thông báo mình mắc COVID-19. Ngay sau đó anh được xe cấp cứu 115 chở thẳng đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
“Bất thình lình nhận được thông báo, tôi hốt hoảng lắm. Tôi nghĩ nghĩ mình sắp chết đến nơi rồi. Tin này như sét đánh ngang tai. Tôi càng lo hơn khi biết bệnh này hiện chưa có thuốc điều trị”, anh T kể lại.
“Xin mọi người đừng xa lánh”
Anh T. cho biết, khi vào bệnh viện, gặp các bệnh nhân khác, mọi thứ thuốc men, điều trị đều theo y bác sĩ.
Ở trong bệnh viện, tất cả những bệnh nhân COVID-19 đều được chăm sóc, ăn uống tốt. Anh luôn tự động viên mình phải cố gắng hợp tác với các bác sĩ để khỏi bệnh. Hằng ngày anh cố gắng ăn hết suất cơm, tập thể dục thể thao và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ. Chỉ sau 3 ngày nay anh đã thấy mình khỏe hơn nhiều.
Chia sẻ thêm về diễn tiến của bệnh, anh T. cho biết, trong những ngày nằm viện, anh cũng không hề có biểu hiện gì khác lạ, không bị sốt, không bị đau họng, không bị viêm phổi cho đến khi anh được công bố khỏi bệnh và ra viện.
“Từ ngày nằm viện đến khi ra viện, tôi đều được miễn phí hoàn toàn. Nếu không được điều trị miễn phí thì sạt nghiệp, tán gia bại sản. Tôi xin cảm ơn Đảng, Chính Phủ, Nhà nước đã cưu mang những bệnh nhân như chúng tôi”, anh T. nói.
Anh T. cũng mong muốn mình sớm hòa nhập với cuộc sống vì anh đã khỏi bệnh, không thể lây cho ai được nữa.
“Tôi chán lắm, ở nhà chỉ làm bạn với cái đài, không ai qua lại, hỏi thăm, không ai chuyện trò.
Cuộc sống của tôi vất vả, vợ ốm, con đang học đại học, dù đã khỏi bệnh nhưng không dám đi đâu. Mỗi lần tôi thò mặt ra đường thì ai nhìn thấy cũng né tránh.
Thậm chí, đến ngày giỗ bố nhưng tôi chỉ đến thắp hương xong lại phải về ngay. Tôi mong muốn bà con đồng cảm, chia sẻ để tôi còn làm ăn, nuôi vợ con. Xin mọi người đừng xa lánh”, anh T. nói.
Thế giớiViệt NamMỹÝ Tây Ban NhaNgaBra-xin
Nguồn: https://ift.tt/2YI4D6p...Nguồn: https://ift.tt/2N3F9uM
Đúng 0h ngày 6/5, thôn Hạ Lôi (huyện Mê Linh, Hà Nội) chính thức được dỡ lệnh phong tỏa sau 28 ngày cách ly.
0 nhận xét:
Post a Comment