Thứ Tư, ngày 17/06/2020 10:30 AM (GMT+7)
Cách đây gần 4 năm, Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội từng xin ý kiến các thành viên Ủy ban Tư pháp về kết quả nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý đối với vụ án Hồ Duy Hải. Các thành viên đã nêu quan điểm thế nào?
Liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, hôm qua (16/6), Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có cuộc họp nội bộ để xem xét, nghe ý kiến các thành viên về tính đúng đắn của quyết định giám đốc thẩm, tính phù hợp pháp luật của quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Hồ Duy Hải tại 1 phiên tòa (ảnh IT).
Đa số ý kiến phát biểu của các thành viên trong Ủy ban đồng ý xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với vụ Hồ Duy Hải. Sau đó Uỷ ban Tư pháp đã phát phiếu xin ý kiến toàn bộ thành viên Ủy ban.
Đây không phải lần đầu tiên các thành viên của Ủy ban Tư pháp nêu quan điểm về vụ án Hồ Duy Hải.
Trước đó, để đảm bảo thận trọng trong quá trình nghiên cứu và đề xuất, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cách đây gần 4 năm vào ngày 20/10/2016, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã xin ý kiến các thành viên Ủy ban Tư pháp khóa XIV về kết quả nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý đối với vụ án Hồ Duy Hải.
Ủy ban Tư pháp nhận được 35 ý kiến, trong đó:
Đa số ý kiến (24/35 ý kiến) đã tán thành với Báo cáo kết quả nghiên cứu vụ án của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. Các ý kiến cho rằng, quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án có nhiều sai lầm, vi phạm nghiêm trọng và có đầy đủ căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, được dư luận quan tâm, hình phạt áp dụng đối với bị cáo là tử hình (hình phạt nặng nhất, tước đoạt mạng sống của bị cáo), do đó để đảm bảo thận trọng, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án vụ Hồ Duy Hải (bị tuyên tử hình về tội giết người và cướp tài sản).
Có 7 ý kiến tán thành Báo cáo ý kiến của liên ngành cơ quan tư pháp Trung ương, cho rằng quá trình giải quyết vụ án có một số thiếu sót nhưng không làm sai lệch bản chất vụ án, không có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm.
Có 4 ý kiến đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức họp với cơ quan tư pháp Trung ương để đánh giá tính chất, mức độ của những sai phạm, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án đã được Đoàn giám sát chỉ ra; xem xét các vi phạm này có thể điều tra lại hay không; làm rõ mâu thuẫn trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa.
Về vụ án Hồ Duy Hải, cách đây gần 6 năm, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cử Tổ công tác gồm bà Lê Thị Nga (lúc đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp), ông Đỗ Văn Đương (lúc đó là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp) và một số chuyên viên của Vụ Tư pháp Văn phòng Quốc hội vào làm việc.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải, Đoàn giám sát đã chỉ ra nhiều thiếu sót, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án. Đó là có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án; Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ, không làm rõ được những mâu thuẫn trong vụ án; Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án…
Nguồn: https://ift.tt/2USFfcR...Nguồn: https://ift.tt/2YAsh4o
Sau phiên họp, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ có báo cáo, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền theo đúng chức năng chuyên...
0 nhận xét:
Post a Comment