Thứ Hai, ngày 06/07/2020 00:30 AM (GMT+7)
Gần đây, hàng loạt địa phương xin dự án hoặc đang xây dựng tượng đài, cổng chào tiền tỷ gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội.
Thành phố Long Xuyên xây cổng chào gần 7 tỷ đồng
Gần đây nhất, thành phố Long Xuyên (An Giang) trích ngân sách xây dựng cổng chào có kích thước rộng 22,8m, cao 13m, với tổng kinh phí 6,8 tỷ đồng, nhằm góp phần thay đổi mạnh mẽ diện mạo đô thị, tạo điểm nhấn riêng biệt.
Cổng chào TP. Long Xuyên được đặt trên Quốc lộ 91 (thuộc địa bàn phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên), rộng 22,8m, chia thành 2 làn xe chạy, mỗi làn 8m, chiều cao tĩnh không 5,7m, tổng chiều cao công trình 13m. Kết cấu khung thép chịu lực, kết hợp hệ thống chiếu sáng, bảng chữ điện tử, đèn Led trang trí.
TP Long Xuyên xây cổng chào gần 7 tỷ đồng. Ảnh: Tiền Phong.
Cổng chào được lấy ý tưởng mô hình ngôi Nhà thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Ngày 25/4, công trình đã chính thức khởi công xây dựng, gồm các hạng mục: xây dựng với kinh phí 4,6 tỷ đồng; nâng cao đường dây điện khu vực cổng chào, kinh phí 997 triệu đồng; còn lại chi phí dự phòng, tư vấn, thiết kế.... hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Công trình này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân, cho rằng việc xây cổng chào gần 7 tỷ đồng là lãng phí trong bối cảnh tình hình dịch bệnh.
Huyện nghèo chi 14 tỷ xây tượng đài chiến thắng
Thuộc diện được hỗ trợ giảm nghèo, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) vẫn chi 14 tỷ đồng để xây tượng đài chiến thắng.
Công trình này là tượng đài chiến thắng Khâm Đức có chiều cao khoảng 25m, chiều rộng khoảng 15m được xây dựng tại khu vực cổng chào huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Tượng đài 14 tỷ ở huyện nghèo Quảng Nam. Ảnh: Trương Hồng.
Công trình này do UBND huyện Phước Sơn làm chủ đầu tư với kinh phí dự toán khoảng 14 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.
Ông Hồ Quang Hường, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, công trình tượng đài chiến thắng Khâm Đức (huyện Phước Sơn) được đầu tư xây dựng 14 tỷ đồng, công trình này không phải mới triển khai mà đã làm cách đây 3 năm, nhưng do chưa đủ kinh phí nên kéo dài đến bây giờ.
Được biết, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 56%, đến năm 2019 giảm còn 25%. Hiện nay, huyện đã có 100% đường bê tông hóa vào các thôn bản.
Huyện nghèo đang khẩn trương xây tượng đài 48 tỉ
Vĩnh Thạnh, một trong 3 huyện miền núi nghèo của tỉnh Bình Định, đang khẩn trương hoàn thành tượng đài Khởi Nghĩa Vĩnh Thạnh với vốn đầu tư hơn 48 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% và huyện huy động từ các nguồn vốn xã hội hóa.
Công trình tượng đài Khởi Nghĩa Vĩnh Thạnh do UBND tỉnh Bình Định phê duyệt năm 2019, với phần tượng đài có chiều cao 20m, phần thân tượng đài cao 15,5m và bục cao 4,5m, sử dụng chất liệu đá nguyên khối, được xây dựng ở đồi Lâm Viên (thị trấn Vĩnh Thạnh) trên diện tích khuôn viên hơn 3.000m2.
Phần chính của tượng đài là hình ảnh điêu khắc tái hiện cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh cách đây hơn 60 năm của quân dân hai làng Tơlok, Tơlek (đồng bào Ba Na).
Còn nợ 50 tỷ chưa trả hết, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đề xuất xây tượng đài 20 tỷ đồng
Trong khi chưa trả hết món nợ hơn 50 tỷ đồng, huyện Yên Định vẫn làm tờ trình xin xây tượng đài với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng khiến dư luận đặt dấu hỏi.
Liên quan đến việc huyện nợ tiền nhiều cá nhân, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã vào cuộc kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Huyện ủy Yên Định trong việc chỉ đạo chi tiêu ngân sách.
Trước đó, ngày 15/3/2020, ngay sau khi có thông tin phản ánh việc Huyện ủy - UBND huyện Yên Định bị tố mắc nợ nhiều cá nhân trong và ngoài cơ quan, với số tiền lên đến hơn 50 tỉ đồng, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định nhanh chóng làm rõ sự việc, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm (nếu có), báo cáo kết quả xác minh đến Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa trước ngày 30/3/2020.
Trong khi sự việc này chưa được giải quyết, thì vừa qua, UBND huyện Yên Định đã trình UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo xin xây dựng tượng đài Bà Triệu ở trung tâm huyện với số tiền 20 tỷ đồng.
Lý do UBND huyện xây dựng tượng đài Bà Triệu và Bà Triệu là Anh hùng dân tộc và cũng là người con của huyện Yên Định. Dự kiến tượng đài sẽ được xây dựng toàn bộ chất liệu bằng đá với chiều cao từ 12m - 18m, thời gian thực hiện từ năm 2020 đến 2023 từ nguồn kinh phí của huyện và kinh phí huy động hợp pháp khác. Chủ đầu tư dự án là UBND huyện Yên Định.
Nguồn: https://ift.tt/2VPMu5INguồn: https://ift.tt/2VPMu5I
Một tượng đài có dự toán đầu tư hơn chục tỷ đồng đang được huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đầu tư xây dựng. Điều...
0 nhận xét:
Post a Comment