Thứ Sáu, ngày 09/10/2020 07:02 AM (GMT+7)
Dư luận đang hiểu chưa đúng về loại hình xe buýt quy định tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
"Xe khách thành phố" chỉ là tên gọi của loại phương tiện phù hợp với xe buýt nội đô mà không phải là tên loại hình vận tải - Ảnh minh họa
Trao đổi với Báo Giao thông xung quanh những ồn ào cho rằng tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Bộ GTVT đề xuất đổi tên xe buýt thành “xe khách thành phố”, đại diện tổ biên soạn dự thảo Luật này khẳng định không có chuyện như vậy.
Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, có 5 loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, bao gồm: kinh doanh vận tải theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải bằng xe buýt , kinh doanh vận tải bằng xe taxi, kinh doanh vận tải theo hợp đồng và kinh doanh vận tải du lịch.
Trong đó, kinh doanh vận tải bằng xe buýt hay gọi tắt là “xe buýt”, được quy định tại Nghị định 10/2020 hay Nghị định 86/2014 trước đây, là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh. Vì vậy “xe buýt” ở đây không phải là một loại phương tiện mà là một loại hình kinh doanh vận tải.
Theo Luật giao thông đường bộ 2008, Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới. Trên cơ sở đó Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố (QCVN 10:2015) trong đó quy định: Xe ô tô khách thành phố là xe ô tô chở người có số người cho phép chở từ 10 người trở lên, kể cả người lái; trên xe có bố trí các ghế ngồi, chỗ đứng; có kết cấu và trang bị để vận chuyển hành khách trong thành phố và vùng lân cận, cho phép hành khách di chuyển phù hợp với việc dừng, đỗ xe thường xuyên”.
Như vậy, thuật ngữ “xe ô tô khách thành phố” chính là để chỉ một loại phương tiện. Nếu tuyến xe buýt hoạt động trong thành phố, với đặc điểm là dừng đỗ liên tục, tốc độ khai thác thấp, phục vụ cả hành khách đứng và ngồi, thì sẽ sử dụng “xe ô tô khách thành phố” để kinh doanh. Trường hợp nếu tuyến xe buýt hoạt động ngoài đô thị, với vận tốc khai thác lớn, cự ly tuyến dài, cự ly chuyến đi dài, để đảm bảo an toàn, tiện nghi cho hành khách thì đơn vị vận tải sẽ sử dụng xe ô tô khách thông thường, chỉ có ghế ngồi, không có chỗ đứng.
Sau hơn 10 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ 2008, để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về vận tải bằng xe ô tô, Bộ GTVT đã xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, trong đó gom lại còn 3 loại hình vận tải là kinh doanh vận tải bằng taxi, kinh doanh vận tải theo hợp đồng và kinh doanh vận tải bằng xe buýt. Sau này chính phủ sẽ quy định cụ thể hơn đối với kinh doanh vận tải bằng xe buýt trong thành phố, xe buýt nội tỉnh, xe buýt liên tỉnh.
Sau nhiều năm áp dụng ổn định, Bộ GTVT cũng đề xuất Luật hoá khái niệm “xe ô tô khách thành phố” và đưa vào quy định trong dự thảo Luật GTĐB sửa đổi lần này. Nếu Dự thảo Luật được quốc hội thông qua, khi đó hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe buýt trong thành phố sẽ vẫn sử dụng “xe ô tô khách thành phố” để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân như hiện nay. Như vậy, “không hề có chuyện đổi tên xe buýt thành xe ô tô khách thành phố”, đại diện thành viên ban soạn thảo cho biết.
Nguồn: https://ift.tt/36NzcNl...Nguồn: https://ift.tt/36Zf2jV
Cho rằng doanh thu bị giảm do lượng người sử dụng vé miễn phí tăng cao nên doanh nghiệp (DN) tuyến buýt trợ giá số 72 (BX...
0 nhận xét:
Post a Comment