Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - TIN TỨC AN NINH HÌNH SỰ

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng

Thứ Bảy, ngày 10/10/2020 10:00 AM (GMT+7)

Trải qua gần 1.000 năm, vượt bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám tuy đã thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ kính và mãi là biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người Việt Nam.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, dưới thời vua Lý Thánh Tông. Tổng diện tích là hơn 50.000m2, được chia thành 5 khu với các kiến trúc khác nhau. Nơi đây thờ Khổng Tử, Chu Văn An và các bậc hiền triết, nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 1Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 2

Cột tứ trụ Văn Miếu được làm vào thời Nguyễn. Tứ trụ được dựng trong khoảng không gian mở phía trước, hai trụ giữa cao hơn và trên có hình hai con nghê chầu. Hai trụ ngoài đắp nổi bốn con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau rất đẹp.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 3Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 4

Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Bia  “Hạ Mã” (xuồng ngựa) để nhắc nhở ai đi qua đây, dù là bậc công khanh (quan lại) hay dân thường đều phải xuống ngựa để biểu thị sự tôn kính.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 5Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 6

Cổng lớn của Văn Miếu được xây vào đầu thế kỷ XX. Cổng xây bằng gạch theo kiến trúc dạng tam quan 2 tầng, 8 mái. Cửa giữa to, cao, tầng trên đề 3 chữ “Văn Miếu Môn” (Cổng Văn Miếu). Hai cánh cổng bằng gỗ lim mở vào trong, phía trên trang trí chạm nổi đôi rồng chầu mặt nguyệt.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 7Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 8

Hai bên cổng có hai bức phù điêu: bức “Cá chép hoá rồng” tượng trưng cho sự phấn đấu, thành đạt trong học tập của Nho sĩ, và bức “Mãnh hổ hạ sơn” biểu tượng cho sức mạnh và khí phách của người trí thức xuất thân ra giúp đời.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 9Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 10

Bắt đầu với cổng chính Văn Miếu môn vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường lát gạch thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 11Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 12

Khuê Văn Các,  là một lầu vuông 8 mái, bao gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, cao gần 9 thước, do tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Khuê Văn Các được xây trên một nền hình vuông cao, lát gạch Bát Tràng, kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo: tầng dưới là 4 trụ gạch, 4 bề trống không, tầng trên là kiến trúc gỗ 2 tầng mái lợp ngói ống, trang trí 4 góc bằng đất nung.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 13Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 14

Giếng Thiên Quang (Thiên Quang tỉnh) còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn). Thiên Quang là ánh sáng bầu trời. Đặt tên này cho giếng, người xây dựng có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 15Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 16

Hai bên giếng là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng rùa đá. Hiện còn 82 tấm bia của các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đó là những di vật quý nhất của khu di tích.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 17Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 18

Đại Thành môn (khu điện thờ) kiểu kiến trúc 3 gian lợp ngói với 2 cột hiên trước - sau và 1 hàng cột giữa. Hàng cột giữa đỡ sà nóc, đồng thời cũng là hàng cột để lắp cửa. Ba gian đều được lắp cửa 2 cánh. Chính giữa, trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc 3 chữ “Đại Thành môn”.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 19Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 20

Cửa Đại Thành (cửa của sự thành đạt lớn lao), mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền v.v... và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa, mang một cái tên đầy ý nghĩa tưởng không còn có thể chọn một tên nào có ý nghĩa hay hơn.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 21Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 22

Phía sau hậu cung là Trường Giám, tức nhà Thái Học. Nhà Thái Học 3 gian có tường ngang, lợp ngói ống…; Nhà Minh Luân 3 gian hai chái…; Nhà giảng dạy ở phía Đông và phía Tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian…; Phòng học của học sinh tam xá ở phía Đông và phía Tây đều 3 dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian dành cho hai người ở… Năm 1947, Pháp bắn đại bác vào khu vực này làm sập đổ toàn bộ nhà Thái Học cũ. Nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, Nhà nước đã phục dựng lại nhà Thái Học trên nền đất cũ.

Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 23Vẻ khác lạ của Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam sau gần 1.000 năm xây dựng - 24

Trước mặt Văn Miếu là hồ Minh Đường hay Văn hồ, dân gian thường gọi là hồ Giám. Hồ Văn từng được coi là một “tiểu minh đường” của Văn Miếu, trên gò Kim Châu giữa hồ là nơi dựng Phán thủy đường, thường được sử dụng làm không gian diễn ra các buổi bình văn, bình thơ của nho sĩ kinh kỳ. Vẻ đẹp hút hồn của không gian và cảnh quan nơi đây là nguồn cảm hứng cho nhiều áng thơ văn ra đời.

Nguồn: https://ift.tt/36Q3oaU...Nguồn: https://ift.tt/36Q3oHW

Bến Nứa dưới chân cầu Long Biên thay đổi ra sao sau hơn 1 thế kỷ?

Bến xe buýt Long Biên cuối đường Yên Phụ cách đây 100 năm vốn là bãi rộng, là nơi bày bán những bó nứa nên người dân gọi...

About Quỳnh Nga

Quỳnh Nga
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Post a Comment