Thứ Bảy, ngày 10/04/2021 15:00 PM (GMT+7)
Số định danh cá nhân cũng chính là số thẻ căn cước công dân
Từ 1-7 tới, Luật Cư trú 2020 chính thức có hiệu lực. Theo đó, việc quản lý về cư trú của công dân sẽ dựa trên mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay để dần cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy.
Thời gian qua, PLO đã nhận được nhiều câu hỏi xoay quanh quy định về số định danh cá nhân. Luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM, sẽ giải thích một số thắc mắc của bạn đọc liên quan đến số định danh cá nhân.
Khác với hiện nay, Luật Cư trú năm 2020 quy định thay thế việc đăng ký, quản lý thường trú/tạm trú từ phương thức thủ công bằng sổ hộ khẩu/sổ tạm trú giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin.
Cụ thể, việc quản lý cư trú sẽ được thực hiện thông qua mã số định danh cá nhân (12 chữ số trên CCCD hoặc CMND 12 số). Thông tin về nơi thường trú/tạm trú của mỗi công dân là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú.
Kể từ ngày Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực (1-7-2021), sổ hộ khẩu/sổ tạm trú đã được cấp vẫn sẽ được sử dụng và có giá trị cho đến hết ngày 31-12-2022. Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu/sổ tạm trú khác với thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú. Vậy số định danh cá nhân là gì?
Gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến chết
Điều 12 và khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ, số định danh cá nhân cũng chính là số thẻ căn cước công dân (CCCD).
Bộ Công an thống nhất cấp và quản lý số định danh cá nhân trên toàn quốc. Một công dân Việt Nam được cấp duy nhất một số định danh và gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết, không thay đổi và không trùng lặp với số định danh người khác.
Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân.
Theo Điều 13 Nghị định 137/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 37/2021, có hiệu lực từ 14-5-2021), số định danh là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Trình tự, thủ tục cấp số định danh
Theo Điều 14, Điều 15 Nghị định 137/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 37/2021) và Điều 16 Luật Hộ Tịch, công dân được cấp số định danh trong hai thời điểm sau:
Thời điểm 1: Khi cá nhân đăng ký khai sinh, người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch và cấp số định danh cá nhân cho công dân.
Thời điểm 2: Khi công dân được cấp thẻ căn cước công dân. Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm cấp số định danh cho công dân.
Xác lập lại số định danh
Theo khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2021 (bổ sung cho Điều 15 Nghị định 137/2015), công dân đã có số định danh cá nhân được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân khi:
- Xác định lại giới tính
- Cải chính năm sinh.
Việc xác lập lại số định danh được thực hiện sau khi công dân đó đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Hủy số định danh cá nhân
Theo Điều 16 Nghị định 137/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 37/2021), trường hợp số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.
Nguồn: https://ift.tt/2QaKl4TNguồn: https://ift.tt/2QaKl4T
Do hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được cập nhật đầy đủ nên khi làm CCCD gắn chip, người dân vẫn cần...
0 nhận xét:
Post a Comment