Thứ Hai, ngày 12/04/2021 16:22 PM (GMT+7)
Tác giả bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” lên tiếng trước thông tin đạo thơ.
Tác giả bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”.
Mới đây, báo Văn Nghệ trao giải cuộc thi thơ với hai giải B (không có giải A) cho hai tác gải Tòng Văn Hân và Nguyễn Văn Song. Tuy nhiên, ngay sau cuộc thi, bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân bị mang ra mổ xẻ gây nhiều tranh cãi.
Một số ý kiến cho rằng, bài thơ không xứng đoạt giải vì không vần, không điệu, không thi pháp, đọc như văn xuôi tách dòng... Mặt khác, một số người lại khen bài thơ hay, giản dị và mộc mạc.
Trong khi "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" vẫn đang nhận về nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng bài thơ thì trên mạng lại xuất hiện nghi vấn Tòng Văn Hân đạo ý tưởng từ bài "Mẹ tôi chửi kẻ cướp biển đảo".
Trước sự việc trên, PV đã liên hệ với nhà thơ Tòng Văn Hân, ông khẳng định mình không đạo thơ như thông tin xuất hiện trên mạng xã hội Facebook.
Ông Hân nhận giải B cuộc thi thơ do báo Văn Nghệ trao.
“Tôi đã đọc bài "Mẹ tôi chửi kẻ cướp biển đảo" và khẳng định đây là bài thơ "chế" từ bài thơ của tôi”, ông Hân nói.
Theo ông Hân, bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" ông viết năm 2019, rút ra từ tập bản thảo xin hỗ trợ sáng tạo của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Bản thảo vẫn còn nằm bên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Ông Hân cho rằng, việc thơ của ông bị chế, chê bai, mổ xẻ là quyền của mỗi con người, ông không cảm thấy buồn vì đây là chuyện bình thường của văn chương. Hơn nữa, ông tin tưởng vào đánh giá của ban giám khảo. Tuy nhiên, thông tin nói ông đạo thơ thì ảnh hưởng đến danh dự của ông.
“Việc vu khống tôi đạo thơ là hành động không đoàng hoàng, tôi cảm thấy rất bức xúc nên đang kết hợp với luật sư tìm hiểu xem ai đưa ra thông tin đó để khởi kiện”, ông Hân nói.
Chia sẻ thêm về bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, ông Hân cho biết, bài thơ nhấn mạnh đến tính nhân văn, ghi chép lại cách ứng xử với người sai lầm trong cộng đồng của người Thái.
“Theo quan niệm của người Thái, có rất nhiều hồn vía gắn với từng chi tiết trên cơ thể như chân tay, mắt mũi, miệng nên họ không nói những câu tục tĩu để tránh bị ốm đau, làm ăn không may mắn”, ông Hân kể.
Bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” đang gây nhiều tranh cãi.
Do đó, người Thái, dù có mất gà, mất lợn cũng không chửi kẻ trộm. Nếu có trộm cắp, người Thái thường giải quyết ôn hòa, giữ bí mật cho người trót ăn trộm, để họ không bị xấu hổ trước bản làng.
“Lúc này, người bị mất trộm sẽ báo trưởng bản và lập tổ hòa giải đến nhà người ăn trộm để giáo dục, hòa giải. Nếu trộm gà thì đền con gà, nếu trộm lợn thì đền con lợn. Sau khi hòa giải xong, người trộm nấu bữa cơm mời tổ hòa giải để xin lỗi. Khi ăn uống, mọi người chúc nhau sức khỏe, chúc chủ nhà chịu khó làm ăn”, ông Hân nói.
Ông Hân cho rằng, hiện tại ông cảm thấy vui vì “đứa con” tinh thần vừa mới “sinh ra” đã được nhiều người quan tâm, bình luận.
Nguồn: https://ift.tt/3sd0y6NNguồn: https://ift.tt/3sd0y6N
Đại uý Trần Xuân Sang (cán bộ Trạm CSGT Đa Phước, TP HCM) xúc động khi hay tin tài xế được anh hỗ trợ mở đường đưa...
0 nhận xét:
Post a Comment