Cứu hộ đóng ống thép bọc bên ngoài cọc bêtông sâu 35 m - TIN TỨC AN NINH HÌNH SỰ

Cứu hộ đóng ống thép bọc bên ngoài cọc bêtông sâu 35 m

Đồng ThápMột lồng thép đường kính 1,5 m được đưa tới hiện trường để đóng bọc bên ngoài cọc bêtông, sau đó xử lý phần bùn giữa hai ống, giúp cho việc nhổ trụ.

* Tiếp tục cập nhật

Vì sao thời gian cứu bé trai kẹt trong cọc bêtông kéo dài?

Lãnh đạo tỉnh và Sở Giao thông Vận tải Đồng Tháp lý giải việc cứu hộ kéo dài. Video: Ngọc Tài - Hoàng Nam

5h ngày 3/1, phần lớn lực lượng gián tiếp rời hiện trường, chỉ còn lại nhân viên cứu hộ, cảnh sát. Một ống thép lớn được cần cẩu di dời đến vị trí cọc bêtông. Dưới sư hỗ trợ của thiết bị đóng chuyên dụng, sau khoảng một giờ cân chỉnh lồng thép đã được ghim vào bùn gần hết, chỉ còn lại một đoạn chừng hơn 2 m chưa xuống được do nền đất cứng.

Ống thép được cẩu dời đến vị trí bêtông để đóng xuống, rạng sáng 3/1. Ảnh: Hoàng Nam

Ống thép được cẩu dời đến vị trí bêtông để đóng xuống, rạng sáng 3/1. Ảnh: Hoàng Nam

Trước đó, một thành viên đội cứu hộ cho biết nếu phương án khoan sâu, làm mềm đất, nhổ cọc bêtông không khả thi, giải pháp dự phòng sẽ đóng thêm một ống thép lớn bao bọc bên ngoài trụ bêtông. Đơn vị cứu hộ sau đó sẽ bơm nước vào ống này cho trôi hết đất, giảm lực ma sát, rồi dùng cẩu và thiết bị chuyên dụng kéo cọc bêtông lên.

Đã khoan sâu hơn 30 m đất ở vị trí bé trai gặp nạn

Tối 2/1, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp Lê Hoàng Bảo cho biết sau khi khoan thành công 31 m cạnh vị trí cọc bêtông, khoảng 5 m cuối cùng sẽ được lực lượng chức năng thực hiện trong đêm nay, quyết tâm đưa cọc bêtông ra khỏi hiện trường trước sáng mai. Tối 1/1, sau khi nhận được thiết bị chuyên dụng, đội cứu hộ cũng đặt quyết tâm nhổ cọc bêtông trong đêm, song sau đó phải dừng vì gặp khó khăn có thể ảnh hưởng nạn nhân và lực lượng giải cứu.

Máy khoan xoắn đang đào sâu đất bên cạnh cọc bêtông, tối 2/1. Ảnh: Ngọc Tài

Máy khoan xoắn đang đào sâu đất bên cạnh cọc bêtông, tối 2/1. Ảnh: Ngọc Tài

Trả lời VnExpress về tiến độ cứu hộ chưa như mong muốn, ông Bảo cho biết kế hoạch ban đầu là vậy, song do điều kiện địa chất, địa tầng, thiết bị phải điều từ nơi khác đến nên không chủ động được. Về đề xuất nhờ một số đơn vị cứu hộ chuyên nghiệp từ TP HCM vốn có nhiều kinh nghiệm, ông Bảo cảm ơn thiện chí của các đơn vị có quan tâm đến vụ việc. Tuy nhiên, hiện tại địa phương gần đạt được kế hoạch đã đề ra.

Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các ban quản lý dự án, nhà thầu tại các dự án cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sẵn sàng huy động nhân lực, máy móc thiết bị đặc chủng tham gia cứu nạn. Ông Nguyễn Duy Thạch, Chi cục trưởng phía nam của Cục Quản lý đầu tư xây dựng được Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xuống hiện trường, phối hợp cùng lực lượng cứu hộ để tìm giải pháp sớm cứu được nạn nhân.

Trước đó, vào trưa 31/12/2022, em Thái Lý Hạo Nam cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen ở xã Phú Lợi, để nhặt phế liệu. Lúc đi qua công trình đang thi công, Nam lọt xuống cọc bêtông rỗng bên trong, đường kính 25 cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35 m. Một số người chứng kiến cho biết, sau khi rơi vào cọc bêtông, bé trai kêu cứu chừng 10 phút rồi tiếng dần mất hút. Đến nay cháu bé bị kẹt trong khối bêtông hơn 55 tiếng.

Lực lượng công binh Quân khu 9 mang máy móc, thiết bị đến hỗ trợ cứu hộ, chiều 2/1. Ảnh: Ngọc Tài

Lực lượng công binh Quân khu 9 mang máy móc, thiết bị đến hỗ trợ cứu hộ, chiều 2/1. Ảnh: Ngọc Tài

Chiều 2/1, Quân khu 9 cử hơn 90 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường tham gia tìm kiếm cứu nạn cháu bé. Công binh quốc phòng mang máy dò tìm, khoan cắt bêtông cùng một số trang thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ lực lượng tại chỗ. Phương án cứu nạn là dùng khoan nhồi và khoan guồng xoắn để phá vỡ các kết cấu chặt của lớp địa chất xung quanh cọc để cẩu trụ bêtông lên. Khoảng 350 người của nhiều lực lượng, đơn vị tham gia cứu hộ.

Phương án khoan, bơm nước và dùng hệ thống cẩu kéo trụ bêtông lên. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Phương án khoan, bơm nước và dùng hệ thống cẩu kéo trụ bêtông lên. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Tại hiện trường có hai cần cẩu, 4 máy đào, 5 sà lan, một giàn cọc khoan nhồi, một thiết bị hút bùn, một giàn khoan guồng xoắn, hai giàn khoan địa chất... Đội cứu hộ đang tập kết thêm một dàn khoan guồng xoắn, ống vách đường kính lớn để phối hợp với giàn khoan đã có tại hiện trường.

Oxy được đưa tới để tiếp xuống trụ bêtông trong lúc chờ nhổ cọc, tối 2/1. Ảnh: Hoàng Nam

Oxy được đưa tới để tiếp xuống trụ bêtông trong lúc chờ nhổ cọc, tối 2/1. Ảnh: Hoàng Nam

Sau khi được tăng cường nhiều lực lượng và thiết bị, chiều này các mũi khoan được thực hiện khá trơn tru. Khu vực đường vào hiện trường có hai xe cẩu chở ba đoạn ống thép lớn. "Với sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng từ Quân khu 9, dự kiến trong đêm 2/1 sẽ đưa được đoạn ống ra khỏi hiện trường", ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp nói.

Hoàng Nam - Ngọc Tài

About Quỳnh Nga

Quỳnh Nga
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Post a Comment