Lấy đất từ ống thép ra ngoài, chuẩn bị kéo cọc bêtông lên - TIN TỨC AN NINH HÌNH SỰ

Lấy đất từ ống thép ra ngoài, chuẩn bị kéo cọc bêtông lên

Đồng ThápSau khi hoàn thành đóng lồng thép rộng 1,5 m, dài 19 m, cứu hộ xử lý phần bùn đất giữa hai vách, chuẩn bị kéo trụ bêtông dài 35 m, cứu bé trai, trưa 3/1.

Vì sao thời gian cứu bé trai kẹt trong cọc bêtông kéo dài?

Lãnh đạo tỉnh và Sở Giao thông Vận tải Đồng Tháp lý giải việc cứu hộ kéo dài. Video: Ngọc Tài - Hoàng Nam

Hơn 11h, Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu cho biết hiện đội cứu hộ đã hoàn thành việc đóng ống vách từ trên xuống, bao bọc phía ngoài cọc bêtông. Lực lượng đang chuyển sang lấy bùn đất từ hai vách lồng và cọc bêtông. Dự kiến cứu hộ hoàn tất kéo trụ bêtông ra khỏi khu vực trong buổi chiều.

Lực lượng cứu hộ kiểm tra sau khi lồng thép dài 19 m được đóng bao quanh cọc bêtông. Ảnh: Ngọc Tài

Lực lượng cứu hộ kiểm tra sau khi lồng thép dài 19 m được đóng bao quanh cọc bêtông. Ảnh: Ngọc Tài

Theo phương án, khi cọc bêtông được cẩu lên, lực lượng cứu hộ sẽ dùng thiết bị dò tìm chuyên dụng xác định vị trí cháu bé đang mắc kẹt, sau đó cắt ống trụ đưa nạn nhân ra ngoài.

Lồng thép đã được đóng xuống bao quanh để hút hết bùn đất, giảm ma sát, giúp kéo cọc bêtông lên. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Lồng thép giúp việc xử lý bùn đất quanh cọc bêtông thuận lợi hơn. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Trưa nay, thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó tư lệnh Quân khu 9, đã đến chỉ đạo lực lượng công binh hỗ trợ cứu nạn. Hơn 90 cán bộ, chiến sĩ công binh tinh nhuệ nhất cùng với nhiều thiết bị chuyên dụng được huy động tăng cường cho lực lượng cứu hộ tại chỗ vào hôm qua. Lực lượng của Bộ Xây dựng đã đến hiện trường phối hợp cứu nạn.

* Tiếp tục cập nhật

Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó tư lệnh Quân khu 9 động viên cha của bé Nam. Ảnh: Hoàng Nam

Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó tư lệnh Quân khu 9 động viên anh Thái Văn Tấn Tài, cha của bé Nam. Ảnh: Hoàng Nam

Trước đó hồi 5h, một ống thép lớn được cần cẩu di dời đến vị trí cọc bêtông. Dưới sự hỗ trợ của thiết bị đóng chuyên dụng, sau khoảng một giờ cân chỉnh lồng thép đã được ghim vào bùn. Đến nay, cháu bé đã bị kẹt trong khối bêtông hơn 70 giờ.

Khuya 2/1, nhóm tình nguyện đến từ TP HCM đến hiện trường hỗ trợ lực lượng cứu hộ. Trò chuyện với Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu, anh Trần Hoàng Hải cho biết thiết bị chuyên dụng của nhóm có khả năng nhận ra sự khác biệt nhiệt độ giữa chủ thể và môi trường. Nhóm còn đưa thiết bị dùng để thăm dò 360 độ bên trong lòng ống. Tuy nhiên, lần thăm dò đầu tiên cho thấy nước đã ở khoảng cách khá gần nên việc sử dụng các thiết bị không còn khả quan.

Ống lồng thép được đóng bọc ngoài cọc bêtông, rạng sáng 3/1. Ảnh: Hoàng Nam

Ống lồng thép được đóng bọc ngoài cọc bêtông, rạng sáng 3/1. Ảnh: Hoàng Nam

Trước đó, vào trưa 31/12/2022, em Thái Lý Hạo Nam cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen ở xã Phú Lợi, để nhặt phế liệu. Lúc đi qua công trình đang thi công, Nam lọt xuống cọc bêtông rỗng bên trong, đường kính 25 cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35 m. Một số người chứng kiến cho biết, sau khi rơi vào cọc bêtông, bé trai kêu cứu chừng 10 phút rồi tiếng dần mất hút.

Trưa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi công điện chỉ đạo Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp phối hợp Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các bộ ngành liên quan huy động mọi lực lượng, phương tiện cứu hộ và thăm hỏi, động viên gia đình người bị nạn.

Bộ trưởng Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Xây dựng cũng được giao huy động chuyên gia, chỉ đạo lực lượng có kinh nghiệm ứng phó sự cố để hỗ trợ địa phương.

Ngọc Tài - Hoàng Nam

About Quỳnh Nga

Quỳnh Nga
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Post a Comment